Huyện Thanh Hà tỉnh Hải dương là quê hương của quả vải thiều nổi tiếng sứ đông .Cây vải thiều đặc sản đã làm cho cuộc sống nơi đây thay da đổi thịt . Người dân Thanh Hà tự hào bởi cây vải thiều là một trong những cây có giá trị kinh tế cao nhất đồng bằng sông hồng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2007
Khi những ngày hè tháng 6 vào thời kỳ oi ả nhất cũng là lúc vườn vải thiều Thanh Hà rực rỡ phô mình khoe sắc đỏ
Đây là cây vải tổ do ông Hoàng văn Cơm người thôn Thúy Lâm xã thanh Sơn huyện Thanh Hà mang về trồng .....
Chuyện về cây vải tổ :
Ông Hoàng văn Cơm sinh ra tại thôn Thúy Lâm , xã Thanh Sơn , Huyện Thanh Hà , tỉnh Hải Dương . Thủa hàn vi ông phiêu bạt ra Hải Phòng làm nghề đầu bếp . Khi người Pháp đến chiếm Hải Phòng làm cảng thuộc địa . Hải Phòng trở thành một đô thị sầm uất vào những năm cuối thế kỷ 19 . Ông Hoàng Văn Cơm tìm được việc làm như một người đầu bếp trên một con tàu buôn của người Hoa kiều và hành trình con tàu đó thường ghé qua Hồng Kông và Ma Cao .
Năm đó khi tàu đậu bến Ma Cao , ông Cơm tình cờ thấy ông chủ tàu và hành khách mang thứ quả lạ từ đâu xa xuống tàu và mở tiệc lớn chiêu đãi mọi người , các món hấp dẫn nhất ko phải là nem công chả phượng , ko phải là yến sào hay cao lương mỹ vị mà là món trái cây quả lạ kia .
Ông Cơm lấy làm lạ là tại sao ông chủ con tàu luôn nhắc mọi người là khi ăn xong ông xin lại hạt và giao cho ông Cơm phơi khô và cất giấu cẩn thận để khi tàu về Thượng Hải sẽ giao lại cho ông ấy . Điều đó cho ông biết rằng đó là một thứ quả quý và ông quyết định giữ lại vài hạt để có dịp mang về Thanh Hà trồng thử .
Một năm sau ông về Hải Phòng và được phép về quê thăm lại người thân .Ông Cơm ươm thử mấy hạt mình đã mang về và giao cho người em trông coi mỗi khi ông vắng nhà . Khi hạt nảy mầm mọi người nhận ra đó là cây vải như cây vải vốn có trên quê hương ông . Nhưng lạ thay cây vải ông gieo hạt phát triển rất nhanh và chỉ hai năm sau cây bắt đầu bói quả . Khi dùng thử quả vải do cây ông Cơm trồng người Thanh Hà rất lấy làm lạ là cây rất sai quả , vỏ mỏng và có màu đỏ đẹp mắt , hạt vải rất nhỏ , cùi dày , có vị ngọt như đường phèn và hương vải thơm ngát .....
Biết đây là giống vải quý người Thúy Lâm bắt đầu nhân giống và ngày nay cả Thanh Hà là một vùng vải thiều quý báu mà ko nơi nào có được....
Nhớ ơn người mang giống vải quý về quê người Thúy Lâm Thanh Sơn Thanh Hà lập đền thờ ngay gốc cây vải để tưởng nhớ ông Cơm và làm trọn đạo "ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Hiện cây vải tổ do ông trồng có độ tuổi chừng 150 năm . Từ cây này nhiều người đã nhân giống trồng tại địa phương cũng như các vùng lân cận khác như Chí Linh Hải Dương , Lục Ngạn Bắc Giang nhưng có lẽ do điều kiện thổ nhưỡng , vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà vẫn cho quả lớn , hạt nhỏ với hương thơm và vị ngọt đậm đà trở thành một loại đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương
Vải thiều được các thương buôn mang đi khắp mọi miền ....
Vải được mùa
Khi những ngày hè tháng 6 vào thời kỳ oi ả nhất cũng là lúc vườn vải thiều Thanh Hà rực rỡ phô mình khoe sắc đỏ
Chuyện về cây vải tổ :
Ông Hoàng văn Cơm sinh ra tại thôn Thúy Lâm , xã Thanh Sơn , Huyện Thanh Hà , tỉnh Hải Dương . Thủa hàn vi ông phiêu bạt ra Hải Phòng làm nghề đầu bếp . Khi người Pháp đến chiếm Hải Phòng làm cảng thuộc địa . Hải Phòng trở thành một đô thị sầm uất vào những năm cuối thế kỷ 19 . Ông Hoàng Văn Cơm tìm được việc làm như một người đầu bếp trên một con tàu buôn của người Hoa kiều và hành trình con tàu đó thường ghé qua Hồng Kông và Ma Cao .
Năm đó khi tàu đậu bến Ma Cao , ông Cơm tình cờ thấy ông chủ tàu và hành khách mang thứ quả lạ từ đâu xa xuống tàu và mở tiệc lớn chiêu đãi mọi người , các món hấp dẫn nhất ko phải là nem công chả phượng , ko phải là yến sào hay cao lương mỹ vị mà là món trái cây quả lạ kia .
Ông Cơm lấy làm lạ là tại sao ông chủ con tàu luôn nhắc mọi người là khi ăn xong ông xin lại hạt và giao cho ông Cơm phơi khô và cất giấu cẩn thận để khi tàu về Thượng Hải sẽ giao lại cho ông ấy . Điều đó cho ông biết rằng đó là một thứ quả quý và ông quyết định giữ lại vài hạt để có dịp mang về Thanh Hà trồng thử .
Một năm sau ông về Hải Phòng và được phép về quê thăm lại người thân .Ông Cơm ươm thử mấy hạt mình đã mang về và giao cho người em trông coi mỗi khi ông vắng nhà . Khi hạt nảy mầm mọi người nhận ra đó là cây vải như cây vải vốn có trên quê hương ông . Nhưng lạ thay cây vải ông gieo hạt phát triển rất nhanh và chỉ hai năm sau cây bắt đầu bói quả . Khi dùng thử quả vải do cây ông Cơm trồng người Thanh Hà rất lấy làm lạ là cây rất sai quả , vỏ mỏng và có màu đỏ đẹp mắt , hạt vải rất nhỏ , cùi dày , có vị ngọt như đường phèn và hương vải thơm ngát .....
Biết đây là giống vải quý người Thúy Lâm bắt đầu nhân giống và ngày nay cả Thanh Hà là một vùng vải thiều quý báu mà ko nơi nào có được....
Nhớ ơn người mang giống vải quý về quê người Thúy Lâm Thanh Sơn Thanh Hà lập đền thờ ngay gốc cây vải để tưởng nhớ ông Cơm và làm trọn đạo "ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Hiện cây vải tổ do ông trồng có độ tuổi chừng 150 năm . Từ cây này nhiều người đã nhân giống trồng tại địa phương cũng như các vùng lân cận khác như Chí Linh Hải Dương , Lục Ngạn Bắc Giang nhưng có lẽ do điều kiện thổ nhưỡng , vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà vẫn cho quả lớn , hạt nhỏ với hương thơm và vị ngọt đậm đà trở thành một loại đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương
Vải thiều được các thương buôn mang đi khắp mọi miền ....
Vải được mùa
0 comments:
Post a Comment