Màu sắc là một phần trong cuộc sống của chúng ta và đối với một người thiết kế thì màu sắc vô cùng quan trọng. Một sản phẩm đẹp là sự phối hợp hoàn hảo của bố cục và màu sắc. Do đó, màu sắc phù hợp sẽ làm cho thiết kế trở nên sinh động, bắt mắt và nó trực tiếp tác động đến cảm tình của người xem. Trong bài nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn định nghĩa về màu sắc, các hệ màu, các gam màu trong thiết kế.

Phần 1: Màu sắc và phân loại màu sắc

Màu sắc là gì?

Màu sắc đã có từ rất lâu, nhưng mà vẫn chưa có một định nghĩa chung nào dành cho màu sắc. Và có lẽ con người là một trong những sinh vật may mắn nhất có thể nhận biết được màu sắc. Thông thường, mắt người nhận biết được vô vàn màu sắc và các màu sắc đó luôn biến đổi dựa trên mối tương quan giữa ánh sáng và góc nhìn.

Hình ảnh minh họa

Màu sắc trong thiết kế

Trong thiết kế, màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Người ta có thể dùng nghệ thuật phối màu để nói lên ý tưởng của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn.
Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.
Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động.

Các hệ màu trong thiết kế

RGB – Đỏ (Red) Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue). Đây là hệ màu được sử dụng nhiều nhất. Và cũng là hệ màu căn bản và phổ biến nhất trong thiết kế website và chỉnh sửa hình ảnh. Với 3 màu cơ bản này chúng ta có thể phối thành hàng tỉ màu khác, tùy vào mục đích sử dụng.
RGB
Hệ màu RGB
CMYK – Hệ màu này chủ yếu được dung trong in ấn sách báo, tạp chí, v.v. Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời), Magenta (tím), Yellow (vàng) và black (đen).
CMYK
Hệ màu CMYK
Lap – là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc. Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS.
LAP
Hệ màu LAP
Hệ màu HSB -Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brightness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc. HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.
HSB
Hệ màu HSB

Các gam màu sắc

Được chia làm 8 loại
Màu nóng: Màu nóng tự mang trong nó sự lôi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao. Tạo nên những ý tưởng tươi vui, cởi mở, kích động, … Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung. Màu nóng gồm 2 màu chính là đỏ và vàng cùng các màu tương cận của chúng (như cam, hồng, tím đỏ, vàng xanh lục…).
Màu lạnh: những màu cho ta cảm giác mát mẻ, ví dụ như: xanh lam, xanh lá cây, đen, tím…… Màu lạnh làm cho bức hình cảm giác tươi tắn, toả sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh đối lập với màu nóng.
HSB
Màu nóng và màu lạnh
Màu tương phản: là sự đối lập của màu nóng và màu lạnh. Tương phản với các hệ thống các màu gốc: Xanh = C, Vàng = Y, Đỏ = M, nhờ có màu tương phản mà bức hình đạt được sự rực rỡ.
Màu tương phản thường là những màu gốc hoặc có tính gốc cao. Bản thân các màu này có độ mạnh thị giác cao, nên khi đặt cạnh nhau trong một bố cục, các màu sẽ tạo nên thị cảm mạnh. Với những màu nóng và lạnh đứng cạnh nhau, sự tương phản sẽ dịu hơn nếu được thay đổi độ sáng tối.
Màu tương đồng: Với những màu cùng Gam nóng hoặc lạnh có một sự tương quan nhất định, chúng được gọi là màu cùng tone, hoặc màu tương đồng. Trong thực tế, màu tương đồng vẫn có thể chứa một lượng màu tương phản hoặc ngược lại, vấn đề là phải xem xét lượng màu trên một diện tích và vai trò của nó đến quan hệ hoà sắc.
HSB
Màu tương đồng
Màu vô sắc: Là những màu mà khi ta hoà trộn chúng với nhau không tạo nên được màu mới. Ví dụ đen, trắng và các thang độ xám khi được hoà trộn.
LAP
Màu vô sắc
Màu bổ túc: Những cặp màu bổ túc là những cặp màu có tính tương phản mạnh, gồm có những cặp màu cơ bản sau đây. Đỏ – Xanh lục, Da cam – Xanh lam, Vàng – Tím. Những màu này không thể gây cảm cảm giác đồng thời đối với con người, chẳng hạn không thể có một màu gọi là “đỏ – lục” hoặc “vàng – tím”. Điều này tương tự cảm giác về nhiệt độ, không có cảm giác nào được gọi là cảm giác “nóng – lạnh”, mà là “nóng” hoặc “lạnh”.
Màu sắc độ: Đây là thuật ngữ để chỉ độ đậm nhạt của từng loại màu. Sự thay đổi này phụ thuộc vào việc ta cộng thêm màu đen hay màu trắng cho màu gốc để tạo nên các dải màu. Màu trắng sẽ cho ta màu sáng hơn còn màu đen thì ngược lại.
Màu sắc điệu: Là khái niệm chỉ sự biến thiên của màu sắc. Sự kết hợp giữa các màu hữu sắc sẽ cho ta thấy điều này. Bạn có thể dễ dàng hiểu được thế nào là một bức hình “ ngả vàng”, tone xanh hay thiên đỏ… đó chính là hiệu quả của sự kết hợp các màu. Màu đen, trắng và xám không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ mà thôi.

Vòng tròn màu căn bản (The color wheel)

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu.
Ví dụ:
Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…
Colorful
Hình ảnh minh họa
Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau .
Ví dụ như hình bên trên, ta pha 2 màu Blue+Yellow=Green, Red+Yellow=Orange, Red+Blue=Violet.
Rồi cứ hòa trộn với nhau như thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho… riêng bạn.

0 comments:

Post a Comment